Ngày nay, trên thế giới có 196 đất nước với 196 quốc kì riêng biệt. Thế nhưng có một điều khá đặc biệt về chúng - đó là hầu như không một lá cờ nào lại có màu tím cả. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta cũng chứng kiến một điều tương tự với màu tím: màu sắc này chưa được dùng để biểu trưng cho một hoàng tộc, một đế chế nào.
Nhưng màu tím thì sao nhỉ? Tại sao nó lại bị "kì thị" đến thế?
Từ trước thế kỷ 18, màu tím là biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý và danh giá. Lí do là bởi hồi đó, thứ chất được dùng để nhuộm ra màu tím vô cùng hiếm.
Thời xưa, Phoenicia - một trong những nền văn minh cổ đại nổi tiếng dựa rất nhiều vào thương mại hàng hải. Do đó, thương nhân luôn tìm cách làm cho sản phẩm của họ trở nên giá trị nhất có thể. Và những lái buôn vải đã làm được điều này.
Họ chiết xuất màu tím từ một loại sên biển chỉ có thể tìm thấy ở dọc bờ biển Sidon và Tyre, thuộc Lebanon ngày nay. Người ta cần khoảng 10.000 con sên chỉ để tạo ra… 1gr thuốc nhuộm!
Ốc Murex Brandaris – do sự "trưng dụng" quá đà của người Phoenicia đã bị tuyệt chủng
Do đó, giá thành của thứ thuốc nhuộm đẹp đẽ kia là không hề nhỏ, chỉ có hoàng gia mới đủ tiền để mua chúng về nhuộm quần áo. Màu tím sau đó trở thành biểu tượng của tầng lớp thống trị giàu có, đặc biệt là tại Ai Cập, Rome và Persia (Ba Tư).
Màu tím có rất nhiều sắc thái, và màu tím nổi tiếng nhất của xứ Tyre, hay còn gọi là (Tyrian purple).
Loại màu này thậm chí đắt đến mức, không phải hoàng tộc nào cũng đủ tiền để chi trả. Vào thế kỉ thứ 3, Aurelianus - một trong những hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử La Mã, người đã đem quân chiếm đóng không biết bao vùng đất - đã không đồng ý mua cho vợ chiếc khăn choàng lụa màu tím bà thích, có lẽ vì cái giá phải trả quá cao! (Xem thêm : Lý Do Tần Thủy Hoàng Chọn Màu Đen Làm Quốc Sắc)
Và chính vì điều này, không một đất nước nào, thậm chí cả những đế quốc giàu có nhất cũng không có đủ tiền để in cờ có màu tím.
Mãi cho đến Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, vào năm 1856, nhà hóa học 18 tuổi người Anh - William Henry Perkin tình cờ tìm ra công thức thuốc nhuộm tím trong khi đang nghiên cứu cách điều chế thuốc chống sốt rét.
William Henry Perkin
Nhận ra rằng chất mình vừa tạo ra có thể được dùng để nhuộm vải, ông tự sản xuất ra nó để bán và trở nên giàu có. Từ đây, hóa chất tạo màu tím được sản xuất với số lượng khổng lồ và trở nên đại trà.
Ai cũng có thể mặc một chiếc áo hay đi một đôi tất màu tím, còn những quan niệm về của cải gắn với màu này cũng dần mất đi. Tuy vậy, có một điều đã không thể thay đổi được và chúng ta vẫn có thể thấy nó ngày nay: rất hiếm có lá cờ nào có màu tím. (Xem thêm : 24 Bức Ảnh Sẽ Khiến Bạn Lặng Mình Trước Mặt Tối Của Xã Hội)
Tất nhiên, vẫn có một vài quốc gia chọn màu tím. Trong khoảng những năm 1990, do biến đổi về chính trị mà có những đất nước mới đã ra đời - cùng với lá cờ của mình. Và một vài trong số đó đã lựa chọn màu tím, như Cộng hòa Nicaragua (1908), đảo quốc Dominica (1967), Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha (1931 - 1939),…