Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Vẻ đẹp của chợ qua mắt nhìn một họa sĩ Pháp

Chính Gilbert cũng là người khiến giới quý tộc yêu hội họa cũng như tầng lớp họa sĩ kinh viện thời bấy giờ “vỡ mộng” với những hoạt cảnh không được tô điểm, trau chuốt với tiêu chí “Đẹp như tranh vẽ” mà họ vẫn tâm niệm bấy lâu nay.

Victor Gabriel Gilbert (1847-1933) là một trong những tên tuổi nổi bật trong làng hội họa Pháp. Sinh trưởng trong một gia đình không có điều kiện, sức khỏe lại kém, Gilbert vốn không được học tập bài bản mặc dù thừa hưởng đôi bàn tay khéo léo của người cha, vốn là một thợ mộc tài hoa. Ông bắt đầu sự nghiệp với công việc của một nghệ nhân trang trí nhưng với tài năng thiên bẩm những năm 1873 - 1874 đã nhanh chóng khiến công chúng thành Paris ngỡ ngàng. Chú trọng tới việc điểm những tinh túy văn chương vào trong các tác phẩm của mình. Tên tuổi Gilbert từ đó được biết đến ở nhiều đô thị lớn như Munich, Vienna và khắp châu Âu.

Mềm mại và chú trọng ánh sáng và các chi tiết rất bình thường, quá trình phát triển tự nhiên, thiếu rèn giũa của Gilber hóa ra lại là điểm mạnh trong sáng tạo của ông. Công chúng bình dân cảm thấy dễ hiểu, dễ đồng cảm hơn với một hình thức nghệ thuật tưởng chừng như cao vời với thế giới của họ qua các bức tranh tả thực tươi sáng của Gilber. Ông trở thành tác giả yêu thích của nhà sưu tập hội họa ấn tượng nổi tiếng là Pierre Martin, người sở hữu những họa phẩm quý giá của của Monet, Van Gogh, Cézanne và Gauguin đồng thời là bạn thân của nhiều nhân vật có tiếng tăm thời bấy giờ như Piere-Auguste Renoir, Emile Zola. Ngoài những giải thưởng hội họa lớn, Gilbert còn được trao danh hiệu hiệp sĩ danh dự của nước Pháp.

Những bức tranh tươi sáng, sống động của Victor Gabriel Gilbert đặc tả cuộc sống lao động nhộn nhịp, tươi hài hòa các chủ đề thành thị tới thôn dã là nguồn cảm hứng của nhiều họa sĩ các thế hệ. Đặc biệt đời sống lao động năng động ở thành Paris với đường phố, quán cà phê, nhất là chợ búa… là chủ đề Gilber yêu thích và thể hiện rất thành công.