Napoleon vị tướng tài ba của nước Pháp và thế giới
Napoleon sinh ngày 15/08/1769 tại Ajaccio, trên hòn đảo Corsica (từng là của Ý, sau này được chính quyền Genoa bán lại cho nước Pháp). Napoleon là người con thứ tư trong gia đình có 8 người con và là con trai thứ hai của ông Carlo Bonaparte và bà Letizia Ramolino.
>> Khám Phá Bí Ẩn Về Đêm Kinh Hoàng Của Napoleon Trong Kim Tự Tháp Ai Cập
Chân dung Napoleon.
Khi lên 9 tuổi, Napoleon được cha gửi theo học trường quân sự tại Brienne-le Chateau, một tỉnh nhỏ gần Troyes, Pháp.
Napoleon là một thiếu niên nhạy cảm, cô đơn và thường bị các bạn cùng lớp bắt nạt. Sự tàn nhẫn của các bạn học đã khiến Napoleon thu mình vào các mơ mộng về vinh quang cá nhân cũng như những chiến thắng quân sự, điều sau này đã làm nên danh tiếng của ông.
Khung cảnh lễ đăng quang của Napoleon. Được vẽ bởi Jacques-Louis David, bức họa đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Napoleon trên ngai vàng, Họa phẩm của Jean Auguste Dominique Ingres.
Napoleon học rất giỏi Toán nhưng ở các môn khác, sức học của vị tướng tài ba này chỉ đạt ở mức trung bình. Vào năm 1784, Napoleon được chọn vào Học viện Quân sự Paris, theo binh chủng Pháo Binh. Tại học viện Quân sự này, cấp bậc của ông là Thiếu úy và xếp hạng 42 trong số 58 tân sĩ quan toàn trường.
Napoleon cùng Quân đoàn Lê dương, đội quân do tự tay Napoleon thành lập và chỉ huy.
Sau đó, Napoleon phục vụ tại Trung đoàn pháo binh Le Fere, trú đóng tại Valence. Đây là trường huấn luyện các sĩ quan pháo binh trẻ. Ông tiếp tục học hỏi bằng cách tìm đọc rất nhiều tài liệu về chiến thuật cũng như chiến lược, nghiên cứu các tác phẩm của Voltaire và Rousseau và ông cũng tự viết nên những câu chuyện của riêng ông. Sau đó, tác phẩm này đúc kết lại thành tập "Các bức thư về Đảo Corsica" (Trong tiếng Pháp là Lettres sur la Corse) trong đó có mô tả các cảm xúc của ông đối với nước Pháp.
Những chiến công hiển hách
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoleon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực quân Anh tại đảo Corsica, Napoleon đưa gia đình mình về Marseille, Pháp. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết lại để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.
Vào tháng 10 năm 1795, Napoleon được thăng cấp đại úy và trực tiếp chỉ huy quân đội trong cuộc vây hãm Toulon, lúc bấy giờ thành phố đang nằm trong tay quân Anh. Nhiệm vụ của ông là chỉ huy pháo binh nên ông có thể cho mọi người biết ông là một người có hiểu biết rộng về quân sự. Cuối năm 1795, Napoleon đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố. Sau cuộc vây hãm đó, tiếng tăm của ông lan rộng khắp nước Pháp.
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoleon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoleon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoleon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Và kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet.
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Akko (hay Acre) của người Thổ do được sự trợ chiến của Hạm đội Anh do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy.
Sau hiệp ước hòa bình Tilsit (1807), Napoleon thỏa thuận với Nga hoàng và tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã nổi dậy nhưng tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Để đấu tranh bảo vệ đất nước, người Nga đã gấp rút xây dựng một đội quân đông đảo khoảng 70 - 75 vạn chiến binh nhưng trang bị tương đối thiếu thốn, chỉ khoảng 45 vạn quân chính quy được trang bị súng, số còn lại là dân quân và kỵ binh Cozak. Tinh thần yêu nước của nhân dân Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit. Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterbug.
Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov - một danh tướng được lòng toàn quân và dân Nga - trở thành Tổng tư lệnh Quân đội Nga kháng chiến chống lại Napoleon. Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, Quân đội Nga đã tiêu diệt được rất nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng. Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon cũng như chế độ độc tài của ông. Napoleon đã thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng Quân đội Nga chỉ trong một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, nhưng Quân đội Nga thường xuyên tập kích quân xâm lược. Do quá yếu thế, Napoleon dự định liên kết với một số nhóm nông dân chống đối chính quyền nhưng không thành.
Tháng 10 năm 1812, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt và bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000 quân (và do phải rải quân dọc đường để bảo đảm liên lạc nên con số thực tế chỉ khoảng 30.000 quân).
Vương triều 100 ngày
Các tướng lĩnh châu Âu thấy rõ ràng không thắng được Napoleon về mặt quân sự nên đã dùng sức mạnh chính trị đánh bại ông. Liên quân đã tấn công chiếm thủ đô Paris khi ông không cảnh giác. Đến đầu năm 1814, Napoleon buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Ý). Triều đình phong kiến Bourbon của vua Louis XVIII, em vua Louis XVI trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc cách mạng và trở thành vua kế vị. Ngày 30 tháng 5 năm 1814, nước Pháp lấy lại đường biên giới. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoleon trở về. Không có Napoleon, Vua Louis XVIII mắc phải vô vàn khó khăn về chính trị và từ đó nước Pháp suy yếu dần, nền công nghiệp cũng phát triển chậm hơn, trong khi đó nước Anh đã giàu lên gấp bội nhờ kinh tế phát triển.
Vào một buổi tối tháng 3 năm 1815, Napoleon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác cùng hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoleon. Napoleon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế nước Pháp. Tin tức Napoleon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau và kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Lần này liên quân do người Phổ và người Anh đứng đầu, tập trung đại quân tại vùng Bỉ. Nhưng chính ở đây, Napoleon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân.
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoleon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực quân Anh tại đảo Corsica, Napoleon đưa gia đình mình về Marseille, Pháp. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết lại để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.
Vào tháng 10 năm 1795, Napoleon được thăng cấp đại úy và trực tiếp chỉ huy quân đội trong cuộc vây hãm Toulon, lúc bấy giờ thành phố đang nằm trong tay quân Anh. Nhiệm vụ của ông là chỉ huy pháo binh nên ông có thể cho mọi người biết ông là một người có hiểu biết rộng về quân sự. Cuối năm 1795, Napoleon đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố. Sau cuộc vây hãm đó, tiếng tăm của ông lan rộng khắp nước Pháp.
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoleon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoleon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoleon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Và kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Napoleon trong chiến dịch Bắc Ý năm 1796, bức họa phẩm nổi tiếng của Jacques-Louis David.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet.
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Akko (hay Acre) của người Thổ do được sự trợ chiến của Hạm đội Anh do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy.
Sau hiệp ước hòa bình Tilsit (1807), Napoleon thỏa thuận với Nga hoàng và tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã nổi dậy nhưng tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Để đấu tranh bảo vệ đất nước, người Nga đã gấp rút xây dựng một đội quân đông đảo khoảng 70 - 75 vạn chiến binh nhưng trang bị tương đối thiếu thốn, chỉ khoảng 45 vạn quân chính quy được trang bị súng, số còn lại là dân quân và kỵ binh Cozak. Tinh thần yêu nước của nhân dân Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit. Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterbug.
Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov - một danh tướng được lòng toàn quân và dân Nga - trở thành Tổng tư lệnh Quân đội Nga kháng chiến chống lại Napoleon. Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, Quân đội Nga đã tiêu diệt được rất nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng. Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon cũng như chế độ độc tài của ông. Napoleon đã thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng Quân đội Nga chỉ trong một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, nhưng Quân đội Nga thường xuyên tập kích quân xâm lược. Do quá yếu thế, Napoleon dự định liên kết với một số nhóm nông dân chống đối chính quyền nhưng không thành.
Tháng 10 năm 1812, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt và bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000 quân (và do phải rải quân dọc đường để bảo đảm liên lạc nên con số thực tế chỉ khoảng 30.000 quân).
Vương triều 100 ngày
Các tướng lĩnh châu Âu thấy rõ ràng không thắng được Napoleon về mặt quân sự nên đã dùng sức mạnh chính trị đánh bại ông. Liên quân đã tấn công chiếm thủ đô Paris khi ông không cảnh giác. Đến đầu năm 1814, Napoleon buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Ý). Triều đình phong kiến Bourbon của vua Louis XVIII, em vua Louis XVI trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc cách mạng và trở thành vua kế vị. Ngày 30 tháng 5 năm 1814, nước Pháp lấy lại đường biên giới. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoleon trở về. Không có Napoleon, Vua Louis XVIII mắc phải vô vàn khó khăn về chính trị và từ đó nước Pháp suy yếu dần, nền công nghiệp cũng phát triển chậm hơn, trong khi đó nước Anh đã giàu lên gấp bội nhờ kinh tế phát triển.
Vào một buổi tối tháng 3 năm 1815, Napoleon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác cùng hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoleon. Napoleon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế nước Pháp. Tin tức Napoleon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau và kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Lần này liên quân do người Phổ và người Anh đứng đầu, tập trung đại quân tại vùng Bỉ. Nhưng chính ở đây, Napoleon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân.
Thất bại định mệnh
Trận Waterloo diễn ra vào ngày Chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Quân đội Hoàng gia Pháp dưới sự chỉ huy của Napoleon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Công tước Wellington chỉ huy và quân Phổ do Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoleon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoleon và vương triều một trăm ngày của ông.
Napoleon qua đời tại St Helena vào ngày 05/05/1821.
Chính những điều đơn giản nhưng rất bổ ích mà ông được học đã góp phần quan trọng vào những thành công của ông về sau này. Napoleon Bonaparte đã có sự phấn đấu miệt mài cho tuổi thơ của mình, và ông đã được đền đáp xứng đáng. Đó là kết quả của những cuộc chiến và những thành công của ông trong việc chinh phục lãnh thổ rộng lớn tại châu Âu. Rằng ông là một trong những nhà quân sự lớn nhất, lỗi lạc nhất mọi thời đại của nước Pháp.
Tại Saint-Helena, Napoleon đã sống nốt những ngày cuối đời (ông đã bị đầu độc bởi người thân cận của ông bằng thuỷ ngân, mà thời bấy giờ người ta dùng để giết chết những con chuột). Vị hoàng đế Pháp một thời uy chấn châu Âu mất ngày 5 tháng 5 năm 1821, hưởng thọ 52 tuổi. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng, ông đã nói: "Nước Pháp...Quân đội...Tiến lên".
Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa di hài ông trở về Paris. Napoleon an nghỉ ởViện Phế binh (Les Invalides). Một tài liệu khác gần đây nói rằng ông bị chết do ung thư dạ dày, chứ không phải là bị đầu độc.
Hiện nay, tại nước Pháp có rất nhiều đài tưởng niệm Napoleon. Và dĩ nhiên, đây là những nơi thu hút rất nhiều khách tham quan.
Ông là người lập nên triều đại Bonaparte và trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoleon I. Đặc biệt hơn, ông đi vào lịch sử như là một trong những vị tướng tài ba bậc nhất thế giới.
Hiện nay, các chiến thuật cũng như chiến dịch của Napoleon được nghiên cứu tại tất cả các học viện quân sự trên toàn thế giới.