Ai cũng biết kích cỡ của một con voi lớn như thế nào. Thế nên, việc chúng được cấu tạo bởi nhiều tế bào hơn con người là điều cực kỳ dễ hiểu.
Khi tế bào nhân bản và phân chia, các ADN đột biến cũng được phân chia và nhân bản theo. Đây là cơ chế gây ra ung thư, vì một số dạng đột biến sẽ khiến gene phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u.
Tuy nhiên, một điều kỳ lạ là loài voi có tỉ lệ ung thư cực kỳ thấp so với kích cỡ cơ thể của chúng, trong khi ung thư vốn là hình thức đột biến của tế bào. Tại sao lại như thế?
Khoa học đã đặt ra rất nhiều giả thuyết về vấn đề này. Và mới đây, một giả thuyết khác đang được chấp nhận rộng rãi, rằng loài voi đã tiến hóa để có một cơ chế bảo vệ gene khỏi các tế bào ung thư. Cơ chế ấy được gọi là "gene zombie" - hay gene xác sống. (Xem thêm : Bùng Phát Virus Giết Người "Giống Ebola" Tại Châu Phi, Hiện CHƯA CÓ THUỐC CHỮA)
Từ những năm 1970, quá trình phân chia tế bào của động vật đã khiến khoa học cực kỳ quan tâm, vì rõ ràng những loài vật càng to lớn và sống càng lâu, tỉ lệ ung thư càng cao. Nhưng với loài voi, tỉ lệ ung thư của chúng là quá thấp so với tuổi thọ và kích cỡ.
Theo một số đánh giá, tỉ lệ ở voi chỉ chưa đầy 5%, trong khi con người ít nhất là 10%. Nghịch lý tương tự cũng xảy ra với cá voi, và nó được đặt tên là Nghịch lý Peto (theo tên Richard Peto, người đặt ra vấn đề vào năm 1977).
Trong nhiều năm, khoa học đã tích cực đi tìm câu trả lời. Ban đầu, họ hướng đến loại gene có tên p53 có vai trò ngăn chặn khối u phát triển. Tuy nhiên, lý do không chỉ có vậy đâu. (Xem thêm : Không Phải Ung Thư, Chẳng Phải Ebola, Đây Mới Là Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhất Lịch Sử Loài Người)
Theo nghiên cứu mới đây, một loại gene khác có tên LIF mới là câu trả lời. Loại gene này có ở voi và một số loài thú có vú gần gũi loài vật này. LIF được nhân bản tổng cộng 11 lần, nhưng chỉ có LIF số 6 (hay LIF6) có chứa gene p53. Sự kết hợp này đủ để khiến các tế bào bị đột biến tự hủy diệt.