Nhìn vào những kiệt tác của Van Gogh, chúng ta có thể hiểu được phần nào chuyện đời của danh họa Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng.
Chân dung tự họa với chiếc tẩu - Câu chuyện về chiếc tai
Theo lập luận khoa học, tai của Van Gogh không lành lặn là do xô xát với một đồng nghiệp
là Paul Gauguin
Nghiên cứu Chân dung tự họa với chiếc tẩu (1886) của Van Gogh
Nghiên cứu Chân dung tự họa với chiếc tẩu (1886) của Van Gogh, nhiều giả định đã được đưa ra, trong đó một số người tin rằng danh họa đã tự cắt tai của mình, một số khác lại khẳng định ông buộc phải cắt bỏ một số thùy trên tai do tình trạng viêm nhiễm, chưa kể một bộ phận khẳng định Van Gogh tự cắt tai do không hài lòng với các bức tranh của mình. Tuy nhiên, theo lập luận khoa học, vào thời điểm gần với sự ra đời của bức tranh, lúc Van Gogh đang sống ở miền Nam nước Pháp, giữa ông và một nghệ sĩ khác là Paul Gauguin đã xảy ra một vụ xô xát nhỏ mà nguyên do đến từ một cô gái hành nghề ở nhà thổ của địa phương. Vụ ẩu đả này đã làm Van Gogh bị thương khá nặng ở vùng tai.
Sunflowers – Kết quả của việc chế ngự chứng động kinh
Rượu absinthe là một trong những yếu tố tác động mạnh tới tư duy sử dụng màu sắc trong bức Sunflowers của Van Gogh
Những sắc thái phong phú của màu vàng trong bức tranh Sunflowers (Hoa hướng dương) của Van Gogh đã được các nhà khoa học giải thích là do danh họa sử dụng quá liều thuốc trị bệnh động kinh. Trong đó, rượu absinthe là một trong những yếu tố tác động mạnh tới tư duy sử dụng màu sắc của Van Gogh.
Starlight night – Kiệt tác giữa những cơn điên
Bức Starlight night được vẽ trong một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence
Starlight night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp). Bức tranh được vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh qua sự tưởng tượng về khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông. Trong bức tranh vẽ bầu trời cuộn xoáy, Van Gogh đã thay đổi vị trí của chòm sao Đại Hùng từ phía Bắc sang phía Nam. Đây cũng là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ trường phái ấn tượng thế hệ sau này.
The Potato Eaters – Bức tranh đánh dấu mối duyên với hội họa
The Potato Eaters mô tả cuộc sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân
Một trong những bức tranh đầu tay và nổi tiếng của Van Gogh là The Potato Eaters (Những người ăn khoai – 1885), khi ông đã 32 tuổi. Điều bất ngờ hơn cả là Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ khi đã 27 tuổi. Trước đó, danh họa từng kinh qua nhiều công việc khác nhau, thậm chí nuôi dưỡng ý chí trở thành một nhà truyền giáo. Tuy nhiên, cuối cùng, Van Gogh đã chọn vẽ tranh với chủ đề đầu tiên là mô tả cuộc sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân. Khi Van Gogh chuyển tới Paris vào năm 1886, ông đã gặp các họa sĩ trường phái ấn tượng nổi tiếng, và đó cũng là khởi nguồn thực sự cho sự nghiệp lừng lẫy của ông.
Van Gogh’s Bedroom – Căn phòng ngủ lập dị
Phòng ngủ của Van Gogh
Red Vineyard at Arles – Bức tranh bán được duy nhất của Van Gogh
Red Vineyard at Arles, bức tranh duy nhất Van Gogh bán được lúc sinh thời
Sinh thời, Van Gogh không có được sự vinh danh xứng đáng. Thiên tài là một danh xưng xa xỉ đối với danh họa. Ông chỉ bán được một bức tranh duy nhất là Red Vineyard at Arles (Vườn nho đỏ ở Arles). Vinh quang đến quá muộn màng sau khi Van Gogh đã qua đời.
Wheat Field – Bức tranh cuối cùng của Van Gogh
Wheat Field – Bức tranh cuối cùng của Van Gogh
Vào thời điểm năm 1889 - 1890, vì bệnh tật, Van Gogh cảm thấy cuộc sống thật vô vọng và bản thân là gánh nặng đối với em trai. Sau khi tự bắn vào ngực để tự kết liễu, Van Gogh còn cầm cự được thêm hai ngày và còn tiếp tục vẽ nốt bức tranh còn dang dở - Chân dung Adeline Ravoux. Trước khi lìa đời, Van Gogh chỉ thốt ra một câu duy nhất “La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi". Em trai của danh họa đã thu thập tất cả các tác phẩm của anh trai, vợ của ông cũng công bố bức tranh cuối cùng của Van Gogh - Wheat Field (Đồng lúa mì). Tuy nhiên, gần đây, hai nhà khoa học là Stephen Neifi và Gregory White Smith đã phủ nhận Van Gogh tự vẫn mà cho rằng ông chết do quả đạn lạc của hai cậu bé vô danh.
100 năm sau khi qua đời, công chúng và giới nghệ thuật mới thực sự công nhận và ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh. Ông được vinh danh là thiên tài hội họa. Nhiều tác phẩm của Van Gogh cũng được ngợi ca là kiệt tác đắt giá nhất của nghệ thuật đương đại, xuất hiện ở vô số các bộ sưu tập của các phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới.
>> Những cuộc tình ngang trái của Van Gogh